- BỘ MÁY BỘ MÁY NHÀ TRƯỜNG.
Tổng số CBGVNV: 61 trong đó CBQL 02, GV 57, NV 14
Trường có 36 lớp; tổng học sinh toàn trường: 1524 HS (Khối TH, Khối THCS:
TT | CHỨC DANH | CẤP TRƯỞNG | CẤP PHÓ |
1 | Chi bộ đảng – BGH | Thầy: Phạm Tiến Dũng – BT | |
2 | Hiệu trưởng | Thầy: Phạm Tiến Dũng | |
3 | Hiệu phó | Thầy: Nguyễn Thế Anh | |
4 | |||
5 | BCHCĐ | CT: Trịnh Thị Phương Lan | Ngô Thị Hảo |
6 | Đội TNTP | TPT: Vũ Thị Thu | |
7 | Đoàn TN | BT: Hoàng Thùy Linh | Tạ Tuấn Việt |
8 | Ban TTND | Phạm Đức Luân | |
9 | Tổ XH | Hoàng Thị Hằng | Vũ Thị Thủy |
10 | Tổ TN | Vũ Thị Thu Hà | Trịnh Thị Phương Lan |
11 | Tổ Văn phòng | Phạm Thị Hường | Mai Thị Thanh Xuân |
12 | Tổ 1 | Nguyễn Thị Thu Hiền | Nguyễn Thị Thảo |
13 | Tổ 2+3 | Đinh Thị Phương Nhi | Khuất Thị Thu Linh |
14 | Tổ 4 + 5 | Đinh Ngọc Trung | Trương Thị Xuân Hiền |
15 | Tổ lao công bảo vệ | Đào Quý Ngọ | |
16 | Ban đại diện CMHS | Lưu Mạnh Cường | |
- NỘI QUY HỌC SINH
- Lớp, tổ học sinh
1.1 Đối với cấp tiểu học:
1.1.1 Học sinh được tổ chức theo lớp học. Lớp học có lớp trưởng, một hoặc hai lớp phó do tập thể học sinh bầu hoặc do giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ định luân phiên trong năm học. Mỗi lớp học có không quá 35 học sinh.
1.1.2 Mỗi lớp học được chia thành các tổ học sinh. Mỗi tổ có tổ trưởng, tổ phó do học sinh trong tổ bầu hoặc do giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ định luân phiên trong năm học.
1.2 Đối với cấp trung học
1.2.1 Học sinh được tổ chức theo lớp. Mỗi lớp có lớp trưởng, 1 hoặc 2 lớp phó do tập thể lớp bầu ra vào đầu mỗi năm học;
1.2.2 Mồi lớp ở cấp học THCS có không quá 45 học sinh
1.2.3 Mỗi lớp được chia thành nhiều tổ học sinh. Mỗi tổ không quá 12 học sinh, có tổ trưởng, 1 tổ phó do các thành viên của tổ bầu ra vào đầu mỗi năm học.
- Tuổi học sinh.
Tuổi của học sinh vào học lớp một là từ sáu tuổi. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là mười một tuổi (tính theo năm).
- Nhiệm vụ của học sinh
3.1 Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.
3.2 Kính trọng cha mẹ, thầy giáo, cô giáo, cán bộ, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
3.3 Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
3.4 Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình và tham gia các công tác xã hội như hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.
3.5 Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.
- Quyền của học sinh
4.1 Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hoá, thể thao của nhà trường theo quy định.
4.2 Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền học chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lớp, học ở tuổi cao hơn tuổi theo quy định.
4.3 Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện; được giáo dục kỹ năng sống.
4.4 Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội.
- Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của học sinh
5.1 Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của học sinh trung học phải đảm bảo tính văn hoá, phù hợp với đạo đức và lối sống của lứa tuổi học sinh trung học.
5.2 Trang phục của học sinh phải chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng, thích hợp với độ tuổi, thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở nhà trường.
- Các hành vi học sinh không được làm
6.1 Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.
6.2 Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh.
6.3 Làm việc khác; đánh bạc, sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc trong giờ học; hút thuốc, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục.
6.4 Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
6.5 Lưu hành, sử dụng các ấn phẩm độc hại, đồi truỵ; đưa thông tin không lành mạnh lên mạng; chơi các trò chơi mang tính kích động bạo lực, tình dục; tham gia các tệ nạn xã hội.
- Khen thưởng và kỷ luật
7.1 Học sinh có thành tích trong học tập và rèn luyện được nhà trường và các cấp quản lý giáo dục khen thưởng bằng các hình thức sau đây:
- a) Khen trước lớp, trước trường;
- b) Khen thưởng cho học sinh tiên tiến, học sinh giỏi; khen thưởng cho học sinh toàn diện, học sinh khen từng mặt.
- c) Cấp giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, nếu đạt thành tích trong các kỳ thi, hội thi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- d) Các hình thức khen thưởng khác:
– Khen thưởng học sinh giỏi các cấp;
– Khen thưởng học sinh có tiến bộ vượt bậc trong học tập và rèn luyện đạo đức;
– Khen thưởng học sinh vượt khó có thành tích cao trong học tập.
7.2 Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện có thể được khuyên răn hoặc xử lý kỉ luật theo các hình thức sau đây:
- a) Phê bình trước lớp, trước trường;
- b) Khiển trách và thông báo với gia đình;
- c) Cảnh cáo ghi học bạ;
- d) Buộc thôi học có thời hạn.
III.QUI TẮC ỨNG XỬ CỦA HỌC SINH
1 – Ứng xử trong gia đình:
– Thương yêu và biết ơn ông bà, cha mẹ.
– Lễ phép, kính trọng và vâng lời người lớn.
– Nhường nhịn, chăm sóc và giúp đỡ em nhỏ.
– Tham gia công việc gia đình tùy theo sức của mình.
2 – Ứng xử với thầy cô giáo:
– Tôn trọng, lễ phép và vâng lời thầy cô.
– Biết bày tỏ quan điểm và nguyện vọng với thầy cô.
– Tích cực hợp tác với thầy cô trong mọi hoạt động.
3 – Ứng xử với bạn bè:
– Hòa nhã, lịch sự, đúng mực trong giao tiếp.
– Biết tôn trọng, cảm thông và chia sẻ.
– Biết nhận lỗi, sửa lỗi và biết tha thứ.
– Biết thương yêu, giúp đỡ bạn yếu. Biết học tập bạn tốt.
4 – Ứng xử trong việc rèn luyện đạo đức và học tập:
– Tích cực học tập, vận dụng sáng tạo kiến thức vào cuộc sống.
– Giữ gìn trang phục, sách giáo khoa, đồ dùng phục vụ học tập.
– Trung thực, nghiêm túc trong kiểm tra, thi cử.
– Tham gia nhiệt tình các hoạt động trường, lớp tổ chức.
5 – Ứng xử ở trường lớp và nơi công cộng:
– Chấp hành nội quy trường lớp và nơi công cộng.
– Trang phục giản dị, sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng, phù hợp lứa tuổi thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở nhà trường.
– Giữ gìn và bảo vệ cơ sở vật chất nhà trường (phòng học, phòng bộ môn, thư viện, phòng tin học…) và các thiết bị dạy học (máy chiếu, máy tính, điều hòa,…)
– Không ăn quà và không dùng điện thoại trong giờ học, không hút thuốc lá, không uống rượu bia.
– Có ý thức xây dựng môi trường sống xanh, sạch, đẹp, an toàn.
– Không gây mất đoàn kết, không gây rối nơi công cộng.
– Không mắc các tệ nạn xã hội. Không vi phạm pháp luật
Tôn chỉ:
“Tôn trọng bản thân và người khác;
Đoàn kết – Thích ứng – Sáng tạo”.